Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật cung cấp nước tưới cho cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo. Đây là một trong những phương pháp tưới hiện đại, và trong tương lai sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Tưới phun mưa có một số ưu điềm lớn:
Tiết kiệm nước: Một trong những ưu điểm có thể thấy rõ nhất của các hệ thống tưới hiện đại nói chung và tưới phun mưa nói riêng là tiết kiệm nước. Các béc tưới tận dụng cánh đập để “tách” nguồn nước thành các hạt mưa nhỏ, và sử dụng áp lực của máy bơm để đẩy các hạt mưa ra ngoài, phân tán chúng ra xung quanh dưới dạng mưa nhận tạo. Tưới nước sẽ đồng đều hơn, và tiết kiệm tới 40 – 50% lượng nước tưới so với các phương pháp tưới truyền thống (tưới dải, tưới dí).
Tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển: Tưới phun mưa giúp cho cây trồng luôn được sống ở trong điều kiện tốt nhất. Lượng nước phân tán đều giúp cho bộ rễ mọc đều ra xung quanh, hút được nhiều chất dinh dưỡng và giúp cho cây đứng vững; không khí trong vườn luôn được điều hòa nhờ nước phân tán trong không trung.
Bảo vệ đất, : Tưới phun mưa giúp bảo vệ kết cấu của đất, hạn chế xói mòn đất, hạn chế dòng chảy mặt trên đất, không gây ra hiện tượng đóng váng đất, đảm bảo thấm đều và giúp rễ cây hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
Dễ sử dụng, tăng năng suất lao động: Chỉ cần một vài thao tác đơn giản như bật máy bơm, vặn van, toàn bộ khu vườn đã được tưới. Với các khâu bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh cũng tương tự. Chỉ cần hòa thuốc vào thùng hút, lượng phân (hoặc thuốc) sẽ được phân phối tới toàn bộ cây trồng mà không phải thuê thêm bất kỳ một nhân công nào. Nhờ vậy nên cây phát triển tốt, năng suất cao và đồng đều.
Một hệ thống tưới cơ bản gồm các bộ phận sau:
Hình 1: Hệ thống tưới cơ bản
1. Nguồn nước: Sông, suối, hồ chứa, kênh dẫn hoặc nguồn nước ngầm. Nguồn nước phải sạch, không được tiếp xúc vỡi những nguồn gây ô nhiễm.
2. Máy bơm: Tạo cột nước áp lực cho hệ thống tưới, thường là bơm ly tâm.
3. Bồn chứa phân: Sử dụng để hòa tan phân bón hoặc thuốc trừ sâu bệnh.
4. Bộ lọc: Lọc các tạp chất, cặn bẩn có kích thước lớn, tránh gây tắc đường ống.
5. Hệ thống ống nước: thường gồm từ 2 đến 3 cấp là ống chính (cấp I), ống nhánh (cấp II) và ống cấp cuối cùng (cấp III). Trên ống cấp cuối cùng có lắp ống tưới và béc tưới.
6. Khóa điều chỉnh: Các van đóng mở khu tưới, van an toàn, van châm phân,…
7. Phụ kiện nối tiếp ống: Gồm tê, thập, cút, côn giảm, đầu bịt, chếch,…
8. Ngoài ra có thể có một số bộ phận khác như đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo lưu lượng, van xả khí,…
Hình 2: Ống và béc phun mưa
Đối tượng cây trồng áp dụng: Các loại cây có khoảng cách trồng dày, mọc thấp như rau ăn lá như hành, xà lách, bắp cải, rau diếp,…; rau ăn củ quả như khoai tây, khoai lang, lạc, đậu tương, su hào,…
Một số hình ảnh về tưới phun mưa:
Hình 3: Tưới phun mưa cho hành, tỏi
Hình 4: Hệ thống tưới phun mưa cho xà lách