1. Cho ăn quá nhiều:
Cá Koi chỉ nên cho ăn vừa đủ lượng chúng có thể tiêu thụ trong vài phút và hai lần một ngày. Trừ khi bạn có không gian rộng trong bộ lọc của bạn và nếu bạn muốn cá tăng trưởng nhanh mà cho ăn quá nhiều có thể gây ô nhiễm hồ. Thức ăn còn dư trong hồ và chất thải từ cá có thể làm giảm chất lượng nước của hồ. Chất lượng nước thấp có nguy cơ gây bệnh cho cá. Ăn nhiều quá cũng làm cho cá bị mập.
2. Quá nhiều cá:
Đúng là nó rất hay khi nhìn hồ cá của chính mình với rất nhiều loại cá. Nhưng nó sẽ là một vấn đề lớn khi những con cá nhỏ trưởng thành những con cá lớn. Máy lọc có thể hoạt động tốt khi chúng còn nhỏ nhưng chắc chắn sẽ không thể kiếm soát khi chúng lớn. Sở hữu số lượng cá lớn làm ta khó chăm chút kỹ càng hơn. Một con cá phải có không gian từ 570 lít đến 1900 lít nên bạn phải tính kỹ càng trước khi mua. Để giải quyết vấn đề này bạn cần giảm số lượng cá, làm hồ lớn hơn hay làm một bộ lọc tốt hơn.
3. Không lọc nước đủ:
Không lọc hết hồ có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hồ và nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Máy lọc có thể có không gian chứa thải hôm nay nhưng chưa chắc ngày mai. Máy lọc không nhất thiết phải hoàn hảo từ ban đầu nhưng khi cá lớn thì số lượng chất thải càng tăng. Ta cần nên khắc phụ hay thay bộ máy nào tốt hơn để tránh cá bị bệnh.
4. Không có thời gian cách ly:
Cho cá mới vào hồ mà không có thời gian cách ly rất dễ gây ra bệnh cho những con cá khác trong cùng một hồ. Bạn cần cách ly những con cá mới trước rồi mới cho vào hồ cho dù con cá của bạn mới đi triển lãm về. Chúng phải được cách ly trong tank chứa ít nhất 380 lít đến 760 lít với bộ lọc riêng. Thời gian ít nhất 3 tuần. Nếu không có vấn đề sau đó thì chúng có thể vào hồ.
5. Để vòi nước chạy:
Nếu bạn quên tắt vòi nước sau khi cho thêm nước vào hồ có thể làm cá bị nhiễm độc với chất chlorine trừ khi nước bạn sạch và tốt. Bạn phải sử dụng chất làm vô hiệu chlorine trước khi cho nước mới vào. Nếu bạn quên tắt nước thì có thể lượng chlorine tăng dần lên và gây chết cá. |