1. KHÔNG GIAN NHÀ HÀNG MỞ:
Không chỉ đối với nhà hàng, mà những thiết kế cafe cũng thường áp dụng phong cách thiết kế mở. Một không gian mở chính là bàn ghế được sắp xếp tập trung tại một không gian rộng rãi, thoáng đãng. Với cách sắp xếp này, thường là sẽ náo nhiệt và đông đúc vào những giờ cao điểm. Vậy nên bạn cần cân nhắc cách bố trí bàn ghế cho phù hợp, vừa đủ thoáng vừa đủ tự do cho thực khách.
2. THIẾT KẾ NHÀ HÀNG CÓ KHÔNG GIAN RIÊNG:
Nhất là những nhà hàng Nhật, Hàn truyền thống; họ thường chọn cách thiết kế không gian riêng. Thiết kế nhà hàng phong cách này là sử dụng cách vách ngăn, màng rèm giữa các không gian bàn ăn. Việc này không tạo nên sự chật chội trong nhà hàng nhưng vẫn đủ riêng tư, kín đáo cho những thực khách đi nhóm bạn.
3. NHỮNG PHÒNG ĂN KÍN ĐÁO:
Ngoài những cách phân chia khi thiết kế nhà hàng Đà Nẵng đẹp trên, còn có cách thiết kế các phòng ăn kín đáo. Phong cách này dành cho những cuộc họp quan trọng, những việc gặp gỡ kín đáo. Đây sẽ là các gian phòng được bao bọc kĩ bởi những bức tường gạch hoặc vách gỗ cách âm. Những phòng ăn kín đáo này còn được phân chia theo chức năng. Chẳng hạn như phòng dành cho khách hút thuốc, phòng điều hòa… Chúng sẽ tạo ra sự thoải mái nhất định dành cho những thực khách có nhu cầu riêng.
4. PHÒNG HỘI NGHỊ:
Ở một số nhà hàng có diện tích lớn, họ thường dành riêng một phòng lớn gọi là phòng hội nghị. Thiết kế nhà hàng Đà Nẵng đẹp kiểu này thường là thiết kế cách âm, được bố trí nhiều bộ bàn ghế. Phòng hội nghị thường dành cho những buổi tiệc, cuộc họp lớn… Thiết kế của các phòng này cũng hướng đến sự riêng tư, kín đáo và sang trọng cho những nhóm thực khách.
|